Thành phần không khí hiện tại có thể thấy bụi đang chiếm một tỷ lệ không hề thấp, vậy nguồn gốc của bụi, bụi mịn là gì và nó xuất hiện từ đâu?
Trung tâm Quan trắc môi trường Việt Nam nghiên cứu cho biết, nồng độ bụi mịn PM2.5 và PM10 trung bình trong không khí ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang vượt mức tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới WHO và có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao, gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người ở mức báo động.
Có bao giờ bạn tự hỏi “Bất kể bạn siêng năng dọn dẹp nhà cửa đến mức nào đi nữa, có phải bụi sẽ luôn luôn quay trở lại nhà bạn”? Nó tồn tại khắp nơi trong nhà bạn, từ bàn ghế, sofa, tivi, tủ lạnh, kệ sách, giường, nệm v.v…
Với những luồng ánh sáng bất chợt, nhìn vào xung quanh bạn sẽ thấy vô số hạt bụi như “nhảy múa” trong không khí. Vậy bụi là gì và chúng đến từ đâu, cùng Viet Air Filter tìm hiểu bạn nhé!
1. Bụi là gì? Bụi mịn ở mức độ thế nào được gọi là ô nhiễm và ảnh hưởng tới sức khoẻ?
Bụi là tập hợp nhiều hạt vật chất, có kích thước nhỏ, lơ lửng trong không khí. PM2.5 và PM10 là những chỉ số về chất lượng không khí, chỉ kích thước của những hạt bụi (PM trong PM2.5 hay PM10 là viết tắt của Particulate Matter).
• Các hạt bụi thô có đường kính khoảng từ 2,5 đến 10 micromet.
• Các hạt bụi mịn có đường kính trong khoảng từ 0,1 micromet đến 2,5 micromet; còn được gọi là PM2.5 (tức kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet, nhỏ hơn 1/30 đường kính của một sợi tóc).
• Các bụi siêu mịn có đường kính nhỏ hơn 0,1 micromet.
Các hạt bụi lớn hơn 10 micromet có thể gây kích ứng mắt, mũi và cổ họng nhưng thường không đến được phổi.
Bụi mịn và siêu mịn là đáng lo ngại nhất vì chúng có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều nhất. Do kích thước nhỏ nên chúng đi vào phần sâu của phổi và thậm chí vào máu. Trong thành phần bụi có thể có nhiều chất khác nhau, như sunfat, nitrat, amoniac, carbon, bụi khoáng v.v....
Bụi có thể gây ra có thể gây ra các ảnh hưởng sức khỏe khác nhau: tăng số lần khám cấp cứu và nhập viện vì các vấn đề về hô hấp và tim mạch, khó thở, làm hen suyễn hay các bệnh phổi có sẵn nặng hơn, bất lợi cho sinh đẻ như sinh con nhẹ cân, giảm sự phát triển phổi ở trẻ em, ung thư, tử vong sớm…
Mức độ ô nhiễm không khí được đánh giá thông qua chỉ số chất lượng không khí (Air Quality Index, viết tắt AQI), là một chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày. Chỉ số này cho biết không khí xung quanh là sạch hay ô nhiễm và những ảnh hưởng liên quan tới sức khỏe.
Chỉ số chất lượng không khí có 5 mức độ, được đo theo thang điểm 0-500, giá trị càng cao thì mức độ ô nhiễm càng nhiều, từ mức độ tốt (mức 1) đến đặc biệt nguy hiểm (mức 5):
Nguồn gốc của bụi mịn, bụi trong không khí đến từ nhiều nguồn khác nhau. Thành phần của các hạt bụi có thể thay đổi tùy dựa trên vị trí, mùa và nguồn gốc xuất phát. Bụi mịn và siêu mịn phần lớn có nguồn gốc do con người tạo ra như: khói từ các đám cháy và khí thải từ các nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp, bụi đường, khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới, bên trong nhà,…
2. Hậu quả của việc hít thở phải bụi mịn mỗi ngày và sống trong môi trường ô nhiễm là gì? Chúng tàn phá cơ thể ta thế nào?
Năm 2016, WHO ước tính ô nhiễm không khí xung quanh (ngoài trời) ở cả thành thị và nông thôn gây ra 4.2 triệu người tử vong sớm trên toàn thế giới mỗi năm; tỷ lệ tử vong này chủ yếu do tiếp xúc với bụi mịn, gây ra bệnh tim mạch, hô hấp và ung thư.
Có mối liên quan chặt chẽ giữa tiếp xúc với nồng độ cao của bụi (PM10 và PM2.5) và tăng tỷ lệ tử vong hoặc bệnh tật, cả tiếp xúc hàng ngày và theo thời gian. Những người tiếp xúc với bụi mịn trong một thời gian dài có nhiều vấn đề về tim và phổi hơn những người không hít phải loại ô nhiễm không khí này. Ngược lại, khi nồng độ bụi mịn giảm, tỷ lệ bệnh tật và tử vong liên quan cũng sẽ giảm. Các nghiên cứu đã cho thấy mức độ bụi mịn giảm 10ug/m3 thì giảm 15% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
Ô nhiễm bụi mịn có thể tác động đến sức khỏe ngay cả khi ở nồng độ thấp.
3. Phải làm gì để bảo vệ sức khoẻ, hạn chế tối đa tác động của ô nhiễm bụi, ô nhiễm không khí?
- Khi đi ra bên ngoài đường, đeo khẩu trang đúng tiêu chuẩn để bảo vệ khỏi bụi trong không khí.
- Không tập thể dục hay làm việc ở nơi bị ô nhiễm không khí, tránh các hoạt động mạnh khiến phải hít thở nhanh hơn hoặc sâu như đạp xe, chạy bộ,..
- Hạn chế di chuyển trên những con đường và đường cao tốc đông đúc, những nơi này chất lượng không khí thường xấu hơn vì khí thải từ các phương tiện giao thông.
- Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà, trên đường đi giúp làm sạch không khí.
- Hạn chế làm ô nhiễm thêm không khí như đun nấu bằng than củi nơi kém thông khí, đốt nhang,..
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau, trái cây để bảo vệ sức khỏe chung và tránh sự hình thành các gốc tự do từ không khí ô nhiễm.
- Nếu xuất hiện những triệu chứng như ho, khó thở, đau mắt, ngứa họng thì cần đi khám bác sĩ ngay, đặc biệt khi những hiện tượng này kéo dài rất có thể đã bị hen hoặc các bệnh hô hấp mạn tính khác.
-Nếu nhà ở trong khu vực có mức độ ô nhiễm bụi cao: giữ nhà sạch sẽ, lau khăn ướt, sử dụng máy hút bụi có bộ lọc HEPA, sử dụng hệ thống lọc không khí đúng tiêu chuẩn.
Và nếu như bạn đang tìm giải pháp không khí sạch cho doanh nghiệp, tòa nhà, nhà riêng của mình Hãy liên hệ ngay đến Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Lọc Khí Việt (VAF) theo số Hotline: 1900 8949
Chúng tôi tự hào và đơn vị đầu tiên về sản xuất lọc khí công nghiệp và thiết bị phòng sạch tại Việt Nam, với hơn 12 năm hình thành và phát triển, Lọc Khí Việt đã liên tục phát triển về quy mô, công nghệ, và quy trình sản xuất nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu lọc khí của khách hàng. Đến nay, VAF đã đạt được & tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trên thị trường lọc khí công nghiệp và thiết bị phòng sạch tại Việt Nam với năng suất nhà máy đạt trên 500.000 sản phẩm/ năm.
Hãy đến với VAF ngay hôm nay bạn nhé!
Comments